13,5 triệu tỷ đồng gửi ngân hàng trong 2023, cao nhất từ trước tới nay
Phát biểu tại toạ đàm, Thủ tướng cho biết, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, sức chống chịu còn hạn chế nhưng độ mở lớn, một biến động nhỏ bên ngoài có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong, do đó nền kinh tế cần có sự điều tiết của Nhà nước khi cần thiết.
Việt Nam phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, thường xuyên.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam đã xác định rõ "huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao".
Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh khó khăn vừa qua, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi trong kiểm soát.
Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp và thực tế thời gian qua, đồng tiền Việt Nam vẫn tương đối ổn định so với các đồng tiền khác. Cũng trong năm 2023, người dân và các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng khoảng 13,5 triệu tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay, cho thấy thu nhập được cải thiện và niềm tin của người dân.
"Chính sách phải thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh. Dù thế giới có chao đảo thì chúng tôi vẫn kiên trì những chính sách này, trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư và cùng chia sẻ khi có rủi ro. Đây chính là sự cân bằng lớn nhất", Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, nếu sự cân bằng, hài hòa này không giữ được thì cấu trúc hợp tác sẽ đổ vỡ, không thể bảo đảm hợp tác, đầu tư bền vững, lâu dài, hiệu quả.
Thủ tướng mong nhà đầu tư tiếp tục đến với Việt Nam, mang tới nguồn vốn, công nghệ hiện đại, góp ý hoàn thiện thể chế, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị hiện đại.
Chính phủ, các bộ, ngành luôn lắng nghe, sẵn sàng đối thoại, chia sẻ, đàm phán, "đã hứa là làm, đã cam kết phải thực hiện" và cũng mong nhà đầu tư theo tinh thần này.
"Ngay cả với những dự án hợp tác có thua lỗ thì chúng tôi cũng vẫn tôn trọng thỏa thuận đã cam kết, nhưng kiên trì kêu gọi các bên liên quan đàm phán lại, cơ cấu lại dự án để tìm hướng giải quyết", Thủ tướng nói và khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư.
Tại tọa đàm, dưới sự điều phối của Tiến sĩ Philipp Rösler, nguyên Phó Thủ tướng Đức, nguyên Giám đốc điều hành WEF, hiện là Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Thụy Sĩ, nhà đầu tư đã phát biểu đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đối thoại cởi mở, chân thành, thẳng thắn...
Các đại biểu háo hức khám phá các cơ hội mới về đầu tư tại Việt Nam, tìm hiểu về các quy định, chính sách liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi năng lượng bền vững, chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá…
Nâng tầm quan hệ Việt Nam - Thuỵ Sỹ
Sáng 17/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Thụy Sỹ Viola Amherd.
Hai bên bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, nhất là trong kinh tế, thương mại, hỗ trợ phát triển, văn hóa, giáo dục; lãnh đạo hai nước thường xuyên duy trì tiếp xúc, trao đổi đoàn đã góp phần củng cố tin cậy chính trị giữa hai nước.
Tổng thống Thụy Sỹ đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc của Việt Nam trong những năm vừa qua, Việt Nam là đối tác kinh tế ưu tiên và quan trọng hàng đầu ở Đông Nam Á. Tổng thống Thụy Sĩ cam kết sẽ tiếp tục viện trợ phát triển cho Việt Nam, với hơn 40 dự án đang được triển khai trên các lĩnh vực, trong đó có việc chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững, giáo dục, doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định những thành quả của hợp tác giữa hai nước trong 50 năm qua là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa hai nước; là cơ sở để hai bên tiếp tục nâng tầm quan hệ trong thời gian tới.
Thủ tướng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị tốt chuyến thăm cấp cao giữa hai nước, qua đó rà soát, đánh giá kết quả hợp tác và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa.
Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Thụy Sỹ đã cung cấp ODA, góp phần hỗ trợ Việt Nam đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội; mong muốn có thêm nhiều doanh nghiệp Thụy Sỹ đầu tư vào Việt Nam; tăng cường hợp tác về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng.
Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất sẽ có cách tiếp cận linh hoạt trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư song phương nhằm tạo thuận lợi và bảo đảm lợi ích của các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước.
" alt=""/>Thủ tướng: Kiên trì chính sách thông thoáng, chia sẻ khi có rủi roHLV và triết lý Barca
Tháng 9 vừa qua, trong kế hoạch chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024 - tên gọi mới ASEAN Championship- tuyển Philippines có HLV mới Albert Capellas.
LĐBĐ Philippines (PFF) chọn Capellas sau quá trình sàng lọc rất kỹ. Nhà cầm quân 57 tuổi được đánh giá phù hợp với nền tảng cầu thủ hiện tại, bên cạnh mối quan hệ và triết lý bóng đá tương đồng với giám đốc Josep Ferre - người làm việc với PFF từ 2022.
Ferre từng dẫn Philippines dự giải vô địch bóng đá Đông Nam Á phiên bản gần nhất. Dù không thành công nhưng ảnh hưởng của ông với PFF rất lớn.
Vì thế, Philippinesmới được xây dựng dựa trên công thức của những người Tây Ban Nha: Ferre giữ vai trò giám đốc kỹ thuật, Albert Capellas vào vai HLV trưởng trực tiếp chỉ đạo trận đấu.
Vậy Capellas là ai? Sau sự nghiệp cầu thủ khiêm tốn, hầu như không có dấu ấn nào, ông bước vào con đường huấn luyện.
Sự nghiệp của Capellas chủ yếu gắn với vai trợ lý hoặc dẫn các đội trẻ. Năm 1999, ông gia nhập Barcelona để làm trợ lý huấn luyện đội B.
Sau khi làm trợ lý cho 2 HLV khác nhau, giữa Maria Gonzalvo và Quique Costas, kể từ 2004, ông được bộ phận thể thao Barca bổ nhiệm vào vị trí điều phối viên đội trẻ.
Trong vai trò này, Capellas chứng kiến sự phát triển tột bậc của La Masia, với những Lionel Messi, Cesc Fabregas, Gerard Pique, Sergio Busquets..., cũng như thành công chưa từng có của Barca với Frank Rijkaard rồi Pep Guardiola.
Capellas chia sẻ môi trường làm việc với Guardiola, dù họ không trực tiếp liên hệ. Trong thời gian này, ông được nói nhiều đến thứ bóng đá "Holandés - Azulgrana" (Hà Lan - Barca).
Nói cách khác, đây là ảnh hưởng từ Johan Cruyff, với triết lý thi đấu kiểm soát bóng, dâng cao để thu hồi, gây áp lực trên sân đối phương và tấn công số đông.
Năm 2010, ông rời Barca để sang Hà Lan làm việc, sau đó là hành trình ở Đan Mạch, chuyển đến Israel, Dortmund rồi bóng đá Trung Quốc.
Capelles trở thành HLV trưởng U21 Đan Mạch từ 2019, giành vé vào VCK U21 châu Âu với thành tích bất bại. Ông trở lại Barca B thời gian ngắn, dẫn CLB Midtjylland và giờ là cuộc phiêu lưu với Philippines.
Thử thách AFF Cup 2024
HLV Capellas ra mắt Philippines bằng thất bại 1-3 trước Thái Lan trong khuôn khổ King's Cup 2024. Dù vậy, đó là trận đấu mà "Azkals" nhận được nhiều lời khen về tinh thần và tâm lý thi đấu.
Trong trận tranh hạng Ba ở King's Cup, Philippines đánh bại Tajikistan 3-0. Đây là đối thủ mà họ từng hòa 0-0 (thua luân lưu) tại Merdeka Tournament hồi tháng 9 trên đất Malaysia, khi Capellas dự khán.
Chiến thắng trước Tajikistan cũng giúp "Azkals" chấm dứt 10 trận liên tiếp chỉ thua (8) và hòa (2; tính trong 90 phút).
"Chúng tôi đã có bước tiến mới trong cách chơi của mình, trong cách xây dựng trận đấu", nhà cầm quân người Tây Ban Nha hài lòng. "Đội ngũ này có nhiều tài năng".
Sau 2 kỳ AFF Cup liên tiếp bị loại từ vòng bảng, PFF đặt mục tiêu vào bán kết giải đấu năm nay. Một thử thách không đơn giản khi Philippines chung bảng tuyển Việt Nam, Indonesia, Mayanmar và Lào.
"Sẽ không dễ dàng", Capellas thừa nhận. "Đây là một dự án. Đây sẽ là một hành trình, một quá trình dài. Sẽ có những thăng trầm. Đôi khi chúng tôi. Nhiệm vụ của đội là đảm bảo rằng chúng tôi học được từ những thất bại".
Capellas thừa nhận khó khăn, nhưng không bi quan. "Chúng tôi cố gắng leo lên ngọn núi bằng một hành trình an toàn và đi xa nhất có thể".
Cho đến khi bước vào AFF Cup 2024, Capellas còn 2 trận giao hữu trong tháng sau để tìm ra bộ khung ưng ý nhất, cũng như củng cố cuộc trẻ hóa đội hình với nhiều cầu thủ sinh ở nước ngoài.
Hoạt động của các khu VSIP cho thấy sự hợp tác bền chặt và niềm tin chung của hai nước vào sự phát triển, đồng thời các khu VSIP cũng cho thấy sự đổi mới và tiến bộ không ngừng. Thương mại song phương đã tăng trưởng 7,2% trong thập kỷ qua, tính đến cuối năm 2022, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Việt Nam. "Rất nhiều công ty Singapore đã đầu tư sớm vào Việt Nam từ logistic cho tới phong cách sống và tiêu dùng, nhiều nhà đầu tư Singapore đã tìm thấy đối tác tốt tại Việt Nam", ông Lý Hiển Long cho biết.
Thủ tướng Singapore dẫn chứng, nếu khu VSIP Bình Dương 1 tập trung phát triển công nghiệp nhẹ thì Bình Dương 3 là một khu công nghiệp xanh, thông minh, có nhà máy năng lượng mặt trời trong khuôn viên, là nơi có nhà máy trung hòa carbon.
Ông hy vọng các VSIP sẽ tiếp tục đóng góp vào sự lớn mạnh kinh tế của Việt Nam, đóng góp vào hợp tác kinh tế song phương Việt Nam và Singapore.
Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, trải qua 50 năm vun đắp và phát triển, quan hệ Việt Nam-Singapore không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp, toàn diện. Hai nước tiếp tục hướng đến tầm cao mới dựa trên sự chia sẻ lợi ích chiến lược, thành quả hợp tác, tình hữu nghị vững chắc giữa hai nước.
Hai bên đã ký kết thỏa thuận về lập quan hệ Đối tác Kinh tế số - Kinh tế xanh (2/2023), tạo tiền đề triển khai hợp tác giữa hai nước trong kinh tế số, kinh tế xanh, tài chính xanh, năng lượng sạch, ứng phó biến đổi khí hậu.
"Hai nước có đủ điều kiện, cơ sở để nâng cấp lên tầm cao mới, nhất là sau chuyến thăm lần này của Thủ tướng Lý Hiển Long và phu nhân", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại là trụ cột chiếm vị trí quan trọng nhất trong mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore, luôn được quan tâm thúc đẩy phát triển toàn diện.
Về đầu tư, với hơn 3,3 nghìn dự án và 73 tỷ USD vốn đăng ký, các nhà đầu tư Singapore đã tham gia hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế và luôn nghiêm túc triển khai dự án đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao.
Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư sang Singapore hơn 150 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 700 triệu USD, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hoạt động chuyên môn và khoa học và công nghệ.
11 khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) đã đi vào vận hành, tạo động lực quan trọng trong thu hút đầu tư và phát triển KT-XH, đồng thời là hình mẫu cho quan hệ hợp tác hiệu quả, bền vững, lâu dài giữa hai bên.
Về thương mại, hai nước tiếp tục nằm trong nhóm 15 đối tác thương mại lớn nhất của nhau và theo hướng cân bằng.
Hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải, giáo dục – đào tạo, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân… tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Singapore mỗi năm khoảng trên 10.000; nhiều cơ sở giáo dục hai nước đã kết nối để trao đổi việc học tập, giảng dạy. Việt Nam nằm trong 10 thị trường du lịch hàng đầu của Singapore…
Thủ tướng cũng thông báo về những yếu tố nền tảng phát triển, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua.
Nhất trí cao với những định hướng lớn trong quan hệ hai nước thời gian tới mà Thủ tướng Lý Hiển Long đã nêu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cần tập trung kết nối hai nền kinh tế, tập trung vào lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực. Đây cũng là những lĩnh vực mà Việt Nam cần học hỏi nhiều hơn ở Singapore.
Việt Nam mong muốn tiếp tục mở rộng, phát huy hiệu quả mô hình khu công nghiệp Việt Nam-Singapore theo hướng bền vững, tiến tới hình thành hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao tại nhiều địa phương.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược, tạo thuận lợi nhiều hơn cho doanh nghiệp, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, "thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".